6 Loại Cháo Tốt Cho Người Tiểu Đường
Dinh dưỡng là một phần quan trọng trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế biến chứng và giúp người bệnh tiểu đường ổn định chỉ số đường huyết ở mức an toàn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về dinh dưỡng đầy đủ và các loại cháo tốt cho người bệnh tiểu đường.
1. Nguyên tắc ăn uống cho người đái tháo đường
Mục đích quan trọng nhất của dinh dưỡng trong điều trị bệnh tiểu đường là không làm tăng nhanh đường huyết, cũng không làm hạ đường huyết sau bữa ăn. Chế độ dinh dưỡng phải đảm bảo không làm tăng các yếu tố gây bệnh như rối loạn mỡ máu, suy thận, tăng huyết áp cũng như hỗ trợ cải thiện sức khỏe, giảm tình trạng mệt mỏi của người bệnh. Sau đây là một số nguyên tắc:
- Đảm bảo chất đạm, béo, bột đường, vitamin, khoáng chất với số lượng cân bằng và hợp lý.
- Không nên ăn quá no ở bữa chính, nên chia khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ gồm 3 bữa chính và 1-3 bữa phụ.
- Ăn uống điều đặn và đúng giờ.
- Lượng đường bột trong các bữa ăn phải ổn định để duy trì tốt đường huyết.
- Ưu tiên lựa chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như: bầu, bí, cà chua, cà tím, cải,…
- Hạn chế những thức ăn hầm nhừ, xay nhuyễn, chiên, nướng ở nhiệt độ cao.
- Bổ xung nhiều chất xơ và hạn chế sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết cao trong mỗi bữa ăn.
- Hạn chế ăn mặn, chất béo có hại từ mỡ động vật và các loại thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn.
- Hạn chế bia, rượu, thuốc.
- ,…
2. Các món cháo hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả
Để tăng tính đa dạng trong dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường, chúng tôi xin giới thiệu một số món cháo hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường để bệnh nhân lựa chọn.
-
Cháo bột sắn dây chữa bệnh tiểu đường:
Sắn dây có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa flavonoid (puerarin) và một số hoạt chất có gốc Aglycone. Chính các hoạt chất này có tác dụng hạ đường huyết và ổn định huyết áp cho bệnh nhân tiểu đường type 2. Chưa hết thành phần này còn có tác dụng cải thiện độ nhạy và sức đề kháng của insulin trong cơ thể, ngăn chặn tốt biến chứng võng mạc ở bệnh nhân tiểu đường type 2.
Cách nấu cháo: Bột sắn dây 30g, gạo tẻ 50g. Gạo tẻ ngâm nước 1 đêm, vo sạch nấu thành cháo đặc. Bột sắn hòa với nước, nấu với cháo đặc trên.
-
Cháo rau cần tây giúp hạ đường huyết:
Theo Đông Y, cần có vị ngọt đắng, the mát, có công dụng dưỡng huyết mạch, lợi tỳ ích khí, thanh nhiệt, hạ hỏa, lợi đại tiểu tiện, đái tháo đường, giảm ho và các triệu chứng quy về huyễn vựng,… Ngoài ra lượng chất xơ dồi dào có trong rau cần tây còn giúp tăng tính mẫn cảm của insulin làm hạ đường huyết.
Cách nấu cháo: Cần tây tươi 60g, gạo tẻ 50 – 100g. Cần tây tươi rửa sạch thái nhỏ. Gạo tẻ vo sạch nấu cháo, cháo chín cho cần tây, thêm gia vị là được. Ăn nóng sáng và chiều. Món này thích hợp cho người đái tháo đường và tăng huyết áp.
-
Cháo kê khoai lang hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường:
– Khoai lang có khả năng cân bằng hàm lượng insulin trong cơ thể, giảm lượng đường trong máu. Loại củ này có lượng calo thấp, rất an toàn đối với bệnh nhân tiểu đường. Hoạt chất caiapo trong khoai lang trắng còn có tác dụng giúp cơ thể tái xử lý insulin rất tốt.
– Hạt kê chứa hydrat carbon, protein, lipid, Ca, P, Fe, các loại đường, sinh tố nhóm B… có vị ngọt mặn, tính mát tốt cho tỳ, vị, thận. Kê có tác dụng kiện tỳ hòa vị, bổ thận thanh nhiệt, ngừa đái tháo đường, tiêu chảy, sỏi thận và tiêu chảy…
=> Các hợp chất này, kết hợp lại với nhau tạo thành bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
Cách nấu cháo: Kê 50g, khoai lang 60g. Khoai lang gọt vỏ thái lát, kê xay bỏ vỏ, nấu cháo. Ăn bữa sáng. Món này dùng tốt cho người đái tháo đường tỳ vị hư nhược.
-
Cháo địa cốt bì:
Theo Y học cổ truyền, Địa cốt bì vị ngọt nhạt, tính hàn; vào can, phế, thận và tam tiêu. Có tác dụng thanh phế, lương huyết, giáng hỏa. Trị chứng ra mồ hôi trộm, hư lao triều nhiệt, tăng huyết áp, ho hen, nôn ra máu, đái tháo đường, mụn nhọt, tiểu ra máu,…
Cách nấu cháo địa cốt bì: Địa cốt bì 30g, tang bạch bì 15g, mạch môn đông 15g, bột miến dong 100g. Đem 3 dược liệu cùng sắc lấy nước, dùng nước sắc này nấu với bột miến dong thành cháo. Món này tốt cho người bệnh tiểu đường, khát nước uống nhiều, gầy yếu suy kiệt.
-
Cháo thục địa nhục quế:
– Thục địa có công dụng tư âm, dưỡng huyết, bổ Can, ích Thận, ích tinh, bổ tủy, tuấn bổ chân âm, kèm bổ huyết. Do vậy, thục địa là vị thuốc chủ lực của nhiều bài thuốc hữu ích cho những trường hợp đái tháo đường.
– Nhục quế nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng nửa thìa quế mỗi ngày giúp cải thiện mức độ nhạy cảm insulin và điều chỉnh lượng glucose trong máu. Khi mức insulin được cải thiện, lượng đường trong máu sẽ được kiểm soát.
=> Việc kết hợp hai loại thảo dược này mang đến một bài thuốc hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và ngăn chặn các biến chứng của bệnh.
Cách nấu cháo thục địa nhục quế: Nhục quế 3g, thục địa hoàng 10g, gạo tẻ 100g. Gạo tẻ vo sạch, cùng với nhục quế, thục địa nấu thành cháo loãng. Khi cháo được, cho thêm 30g rau hẹ tươi rửa sạch và chút muối gia vị. Món này thích hợp cho người đái tháo đường, di niệu, u xơ tiền liệt tuyến.
-
Cháo hoặc cơm tiểu mạch:
Tiểu mạch đã xát vỏ hoặc bột mì, ngâm nước đãi sạch, nấu thành cơm hoặc cháo ăn hằng ngày. Món này thích hợp với người sốt nóng, miệng họng khô khát nước; người bệnh ĐTĐ có thể ăn nhưng phải tuân thủ định lượng theo thực đơn quy định.
- ,…
Với những thông tin về chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường ở trên, hy vọng sẽ giúp người bệnh có một sức khỏe ổn định nhất. Để điều trị và ngăn chặn các biến chứng của bệnh tiểu đường hiệu quả, bạn có thể sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng giúp lượng đường trong máu ở mức bình thường.
Và Tri Sugar Shield sẽ giúp giải quyết vấn đề này từ đó duy trì mức đường trong máu khỏe mạnh ở mức bình thường và đem lại sức khỏe lâu dài cho bạn và gia đình.
[Nguồn Tài Liệu Tham Khảo]
- suckhoedoisong.vn