Trí Não - Thần KinhVấn Đề Sức Khỏe

Suy Giảm Trí Nhớ Ở Người Cao Tuổi: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa

Suy giảm trí nhớ là hội chứng lâm sàng được gây ra bởi tổn thương não, với đặc trưng là các biểu hiện suy giảm các lĩnh vực nhận thức như trí nhớ, định hướng, chú ý, ngôn ngữ, tri giác, suy luận, phán đoán, điều hành, khả năng thực hiện các nhiệm vụ liên tục. Sự sa sút trí tuệ không phải là bệnh có thể chữa trị khỏi mà chỉ điều trị giảm triệu chứng, do đó việc chăm sóc bảo đảm an toàn cho người bệnh và người chăm sóc rất quan trọng. Do đó việc nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng ngay từ đầu sẽ là mấu chốt quyết định đến sự thành bại trong việc phòng ngừa và điều trị chứng suy giảm trí nhớ.

Nguyên nhân dẫn đến việc suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi

Suy giảm trí tuệ ở người già có thể gặp trong nhiều bệnh khác nhau, trong đó phổ biến nhất là:

1. Sa sút trí tuệ do tuổi tác:

Cùng với thời gian, các tế bào não bị lão hóa, mất dần và không còn liên kết với nhau khiến não bộ hoạt động ngày càng kém. Chức năng thần kinh bị suy yếu dẫn đến khiến các mạch máu bị lão hóa và gặp khó khăn trong quá trình vận chuyển các chất “dinh dưỡng” để nuôi não. Song song đó, tim cũng bị lão hóa và không còn co bóp mạnh mẽ, làm lượng oxy đến não cũng sụt giảm. Vậy nên, tuổi tác và lão hóa là nguyên nhân chính gây nên tình trạng lú lẫn ở người già.

Suy-giam-tri-nho

=> Phương pháp phòng ngừa và điều trị:

Suy giảm trí nhớ do tuổi tác thường không thể chữa trị vì vậy việc chủ động phòng ngừa bệnh là một trong những cách tốt nhất giúp bạn tránh xa căn bệnh nguy hiểm này. Để phòng tránh bệnh chúng ta cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, chế độ sinh hoạt hợp lý, đồng thời bổ sung các dưỡng chất tăng cường hoạt động của trí não, ngăn ngừa sự lão hóa của các tế bào thần kinh giúp não bộ luôn luôn khỏe mạnh và linh hoạt.

>> Xem Thêm: Những Hoạt Chất Cần Thiết Để Cơ Thể Khỏe Mạnh

2. Suy giảm trí nhớ do bệnh Alzheimer

Sa sút trí tuệ có thể gặp trong nhiều bệnh khác nhau, trong đó phổ biến nhất là bệnh Alzheimer (ALZ-high-merz), chiếm 60-80% tổng số các bệnh nhân sa sút trí tuệ. Là một loại bệnh tiến triển ngày càng nặng dần với đặc điểm là hủy diệt từ từ các tế bào thần kinh trong não.

Bệnh diễn tiến rất chậm. Khởi đầu, các đơn phân tử amyloid beta (oligomers) sẽ tấn công các tiếp hợp (synapse) của các noron, về sau các đơn phân tử beta amyloid trùng hợp lại thành polymer rồi thành các mảng amyloid gây tổn thương các vùng, nhân xám trung ương não bộ. Các oligomers thường xuất hiện cả chục năm trước khi trở thành các mảng bám. Từ đó tình trạng tổn thương ngày càng tích tụ dẫn đến trầm trọng và cuối cùng là gây tử vong

Bệnh Alzheimer là một bệnh lý về não tác động đến trí nhớ, suy giảm và hành vi. Bệnh này không phải là bệnh lão khoa thông thường hoặc bệnh thần kinh. Với bệnh này , không chỉ người bệnh mà cả người chăm sóc cũng bị ảnh hưởng, việc chăm sóc thường rất khó khăn, trải qua những cảm xúc vô cùng căng thẳng và dẫn đến trầm cảm.

Sa-sut-tri-tue-o-nguoi-cao-tuoi

>> Xem Thêm: Bí Quyết Tăng Cường Trí Nhớ Ở Người Già

=> Phương pháp phòng ngừa và điều trị sự suy giảm trí nhớ do bệnh Alzheimer:

Alzheimer là chứng bệnh không thể chữa trị được, nghĩa là khi đã mắc bệnh thì bạn sẽ phải sống chung với bệnh suốt đời. Hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu và gợi ý một số việc làm, thói quen mà người trẻ nên áp dụng để tránh mắc bệnh Alzheimer khi về già, cụ thể:

  • Tập thể dục thường xuyên: Hoạt động thể chất không chỉ giúp lưu thông máu mà còn tăng cường sức khỏe và bảo vệ não bộ.
  • Giao tiếp nhiều hơn: Gặp gỡ và trò chuyện với nhiều người sẽ giúp bạn chống lại sự phát triển của bệnh Alzheimer.
  • Cải thiện chế độ ăn uống: Hạn chế sử dụng đường, các thực phẩm giàu carbohydrates, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng gói sẵn. Bổ sung các thực phẩm giàu axit béo omega-3, trà xanh và chế độ ăn giàu vitamin B12 và axit folic.
  • Kích thích trí não: Những người luôn cố gắng ghi nhớ và hoạt động não bộ sẽ ít có khả năng mất trí hơn những người khác. Một số hoạt động kích thích trí não mà bạn có thể áp dụng như: ghi chép các hoạt động trong ngày, đặt câu hỏi cho những vấn đề của mình, nghiên cứu về một lĩnh vực mà bạn yêu thích,…
  • Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ ảnh hưởng đến suy nghĩ và tâm trạng của bạn, bạn sẽ có nhiều cơ hội phát triển bệnh Alzheimer hơn. Hãy dành ít nhất 15 phút để chợp mắt vào buổi trưa, nên thư giãn trước khi ngủ 1 – 2 tiếng, dậy sớm và cố định giờ giấc để não được lập trình sẵn.
  • Giải tỏa căng thẳng: Sự căng thẳng và lo lắng mãn tính có thể gây hại não bộ và giảm thiểu khả năng ghi nhớ của bạn. Chính vì thế, bạn cần hạn chế tối đa cảm xúc và tâm trạng tiêu cực này bằng cách sau đây: tập thiền, đi dạo, massage, hít thở sâu, đọc truyện cười,…
  • Cải thiện bệnh Alzheimer với thực phẩm chức năng Memory Protect. Với công thức duy nhất có sự kết hợp giữa colostrinin và lithium để có được sự hỗ trợ tốt nhất cho khả năng nhận thức và trí nhớ.

memory-protect

MUA MEMORY PROTECT TẠI ĐÂY

3. Suy giảm trí tuệ do bệnh mạch máu não

Sa sút trí tuệ do bệnh mạch máu não có thể phân thành hai loại chính:

+ Sa sút trí tuệ đa nhồi máu: Những người đã từng bị nhiều cơn đột quỵ có thể phát triển những thiếu hụt mạn tính về nhận thức và thường được gọi là sa sút trí tuệ đa nhồi máu. Bệnh nhân sa sút trí tuệ đa nhồi máu thường có tiền sử bị bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh động mạch vành hoặc những biểu hiện khác của vữa xơ động mạch lan tỏa.

+ Sa sút trí tuệ chất trắng (hay còn gọi là bệnh não xơ vữa cứng động mạch dưới vỏ): Thể sa sút trí tuệ này có thể khởi phát âm thầm và tiến triển chậm. Những triệu chứng ban đầu là hơi bị lẫn lộn, vô cảm, thay đổi tính cách và thiếu hụt trí nhớ. Sau đó, người bệnh bắt đầu có khó khăn trong phán đoán và định hướng rồi là sự lệ thuộc vào người khác trong những hoạt động thường nhật. Những bệnh nhân này thường có tiền sử tăng huyết áp, nhưng bất kỳ bệnh nào làm hẹp các mạch não nhỏ cũng có thể là yếu tố nguy cơ quan trọng.

Suy-giam-tri-nho-o-nguoi-gia

=> Phương pháp phòng ngừa và điều trị:

Điều trị sa sút trí tuệ do mạch máu cần phải tập trung vào những nguyên nhân nền như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch và đái tháo đường. Việc phục hồi chức năng nhận thức đã mất hầu như là không thể.

>> Xem Thêm: Bí Quyết Giúp Ổn Định Đường Huyết

Dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa thì việc suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, chủ yếu dùng thuốc chỉ để làm chậm tiến triển của bệnh. Vì thế, phòng ngừa vẫn là quan trọng nhất, đặc biệt khi các yếu tố nguy cơ ngày càng nhiều hơn. Chúc bạn và gia đình có sức khỏe tốt để tận hưởng cuộc sống.

[Nguồn tài liệu tham khảo:]

  • suckhoedoisong.vn
  • Alz.org
Show More

Related Articles

Back to top button
15585

BÀI VIẾT NÀY

CÓ ÍCH CHO BẠN?

Cung cấp email để chúng tôi gửi các bài viết hay

và đã được kiểm chứng cho bạn nhé