Bệnh tim mạch là gì? Tổng quan về bệnh tim mạch và cách điều trị
Bệnh tim mạch gây ra hậu quả rất nghiệm trọng nếu không được theo dõi và chữa trị kịp thời. Theo khảo sát cho thấy trong những năm gần đây, số lượng người tử vong do căn bệnh này đang tăng lên nhanh chóng. Vì thế vấn đề đặt ra là mỗi người phải chủ động tìm hiểu và phòng tránh căn bệnh này. Vậy bệnh tim mạch là gì? Triệu chứng và cách điều trị nó ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau!
-
Bệnh tim mạch là gì?
Bệnh tim mạch là tình trạng liên quan đến sức khỏe của tim, sự hoạt động của các mạch máu gây suy yếu cho khả năng làm việc của tim. Các bệnh tim có thể bao gồm:
- Các bệnh về mạch máu, ví dụ như bệnh động mạch vành.
- Vấn đề về nhịp tim, loạn nhịp tim.
- Có thể là khuyết tật tim bẩm sinh.
Bệnh tim mạch, hay còn gọi là bệnh tim, là các vấn đề liên quan đến việc hẹp hoặc tắc nghẽn mạch máu. Nó có thể dẫn đến một cơn đau tim, đau ngực, hoặc thậm chí là đột quỵ.
Bệnh tim mạch có thể gây hẹp, tắc nghẽn mạch máu, xơ cứng, làm gián đoạn hoặc có thể là không cung cấp đủ lượng oxy đến não bộ và các cơ quan khác trong cơ thể. Từ đó sẽ khiến các bộ phận ngừng trệ, phá hủy từng bộ phận dẫn đến tử vong.
Bệnh tim không giới hạn độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp… Ai cũng đều có khả năng bị bệnh tim mạch. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, do đó cần phải điều trị và theo dõi cần trọng, tốn kém nhiều chi phí.
-
Nguyên nhân của bệnh tim mạch
Có nhiều nguyên nhân gây trong cuộc sống hàng ngày làm tăng khả năng xuất hiện và phát triển bệnh tim mạch, những yếu tố này là:
- Thuốc lá: việc hút thuốc là chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý động mạch vành, động mạch ngoại biên, tăng huyết áp..
- Ít vận động thể lực: Việc lười hoạt động có thể làm tăng khả năng xuất hiện các bệnh tăng huyết áp, bệnh động mạch vành.
- Thừa cân: đây được xem là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh khác nhau như bệnh đái tháo đường, bệnh động mạch vành, tăng huyết áp… Vì thế bạn cần duy trì cân bằng ở mức hợp lý.
- Căng thẳng trong cuộc sống, công việc, áp lực học tập, thi cử cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
- Tăng cholesterol trong máu cũng có thể thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch cơ thể, đó chính là yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh huyết áp, động mạch chủ, động mạch cảnh, động mạch chi dưới.
- Tăng huyết áp: việc tăng huyết áp chính là yếu tố nguy hiểm làm xuất hiện và tiến triển bệnh lý động mạch vành, động mạch chủ, bệnh động mạch ngoại biên… Do đó người bệnh cần phải điều trị tăng huyết áp theo phác đồ của bác sĩ tim mạch nhằm làm giảm khả năng tiến triển bệnh hơn nữa.
- Bệnh đái tháo đường cũng chính là yếu tố nguy cơ rất mạnh về các bệnh tim mạch như bệnh lý động mạch vành, bệnh động mạch chủ, động mạnh cảnh và cả bệnh động mạch ngoại biên… Nếu trường hợp bạn bị đái tháo đường, bạn cần phải tuân thủ điều trị bệnh này một cách nghiêm ngặt để tránh các biến chứng tim mạch.
- Một số bệnh lý về tim mạch, bệnh cơ tim phì đại, tăng huyết áp, hội chứng Brugada cũng có tính chất yếu tố di truyền từ gia đình.
-
Triệu chứng nhận biết sớm nhất
Trong thời gian bệnh mới xuất hiện, người bệnh rất khó xác định vì nó không giống với bất cứ triệu chứng nào. Khi bệnh tim tiến triển, người bệnh sẽ có những dấu hiệu điển hình như sau:
- Khó thở: triệu chứng này xuất hiện một cách từ từ, tăng lên khi người bệnh đang cố gắng sức, đặc biệt là lúc nằm xuống.
- Cảm giác như bị đè nặng, ép mạnh ở ngực, đau tức ngực: Đây là triệu chứng thường gặp nhất ở người bị bệnh tim, và cả các bệnh lý khác về hô hấp, thần kinh.
- Cơ thể bị tích nước khiến mặt, bàn chân căng phù: Triệu chứng này là do tim mạch thường bị phù tím, phù mềm, dấu hiệu bắt đầu là từ 2 bàn chân kèm theo tình trạng gan to, tĩnh mạch cổ nổi.
- Cơ thể thường xuyên bị mệt mỏi, kiệt sức khi thực hiện các công việc thường ngày, đây chính là dấu hiệu thiếu máu đến tim, não và phổ của cơ thể.
- Ho dai dẳng lâu ngày, khò khè: Việc tim bơm máu không đủ để có thể cung cấp cho cơ thể khiến máu bị ứ lại, dịch ứ ở phổi lâu ngày sẽ gây ra tình trạng h mãn tính, thở khò khè.
- Chán ăn và buồn nôn: triệu chứng này là do sự tích tụ trong gan và hệ thống tiêu hóa khiến người bệnh chán ăn và buồn nôn.
- Thường xuyên đi tiểu đêm: Những người có bệnh suy tim sẽ thường xuyên đi tiểu vào ban đêm, nguyên nhân do sự chuyển dịch lượng nước tích tụ trong cơ thể gây phù ở nhiều bộ phận đến thận thông qua các mạch máu.
- Dấu hiệu của bệnh tiếp theo đó là nhịp tim nhanh, mạch không đều, thở nhanh, có thể lòng bàn tay đổ mồ môi.
- Chóng mặt, thậm chí dẫn tới ngất xỉu cũng là triệu chứng thường gặp ở những người bệnh bị rối loạn nhịp tim, máu não bị gián đoạn.
Bệnh tim mạch hết sức nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Bạn có thể sử dụng viên tinh dầu Super Omega 3 EPA DHA nhằm giúp tăng cường trí não, hỗ trợ trị mỡ máu, bổ mắt.
Đây là thực phẩm chức năng đã được kiểm định tiêu chuẩn dầu omega quốc tế cao nhất với công dụng giúp cho tim mạch và não bộ khỏe mạnh. Bạn có thể tìm hiểu thông tin chi tiết sản phẩm tại đây https://vitasu.net/dau-ca-super-omega-3-epadha/.
Hy vọng bài viết vừa rồi đã giúp bạn biết được bệnh tim mạch là gì, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh để có thể điều trị kịp thời. Chúc các bạn mạnh khỏe!
Nguồn tham khảo:
hellobacsi.com
vinmec.com