Hệ tiêu hóa và gan mậtVấn Đề Sức Khỏe

Các bệnh tiêu hóa thường gặp và cách phòng ngừa hiệu quả

Với nhịp sống hiện đại, lối sống sinh hoạt của con người cũng có nhiều sự thay đổi hơn. Điều đó đã vô hình chung trở thành yếu tố khiến con người dễ bị mắc phải các bệnh lý về đường tiêu hóa. Trong bài biết hôm nay sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quát hơn về bệnh tiêu hóa, nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh tiêu hóa.

Các bệnh tiêu hóa thường gặp và cách phòng ngừa hiệu quả
Các bệnh tiêu hóa thường gặp và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tiêu hóa là gì?

Bệnh tiêu hóa là những bộ phận của hệ tiêu hóa xảy ra những tổn thương, tùy thuộc vào từng vị trí mắc bệnh mà người ta có những tên gọi cụ thể khác nhau, ví dụ như dạ dày, thực quản, sỏi mật, đau dạ dày…

Các bệnh lý về đường tiêu hóa thì không phân biệt độ tuổi, nếu không sớm điều trị sẽ rất có khả năng khiến người bệnh chịu nhiều biến chứng nặng nề.

Nguyên nhân xảy ra bệnh tiêu hóa

  • Trong những nguyên nhân gây ra bệnh lý về tiêu hóa thì chế độ ăn uống được cho là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất.
  • Ăn uống không khoa học, thất thường, ăn nhiều đồ ăn chứa lượng lớn đường dễ dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu cho người bệnh.
  • Việc thay đổi thực đơn hàng ngày cũng khiến cho hệ tiêu hóa chưa kịp thích ứng để làm quen, dễ dẫn đến bệnh lý về tiêu hóa.
  • Ngoài chế độ ăn uống thì việc người bệnh mắc các chứng bệnh và sử dụng thuốc tây y để điều trị cũng gây nên những tác hại không tốt cho dạ dày, đại tràng, ruột… theo thời gian lâu dần sẽ khiến những bộ phận này tổn thương và sinh bệnh.
  • Những nguyên nhân khác như căng thẳng, stress kéo dài… cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh tiêu hóa. Do đó, để giúp việc giúp hệ tiêu hóa mạnh khỏe, các bác sĩ khuyên nên hãy loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, mệt mỏi để vấn đề về tiêu hóa không còn cơ hội xuất hiện.
Các bệnh tiêu hóa thường gặp và cách phòng ngừa hiệu quả
Các bệnh tiêu hóa thường gặp và cách phòng ngừa hiệu quả

Một số bệnh lý tiêu hóa thường gặp

  • Ăn không ngon: Khi hệ tiêu hóa có dấu hiệu suy thoái sẽ giảm bài tiết dịch vị, sự co bóp các cơ ruột cũng suy giảm nên thường không có cảm giác đói đến bữa ăn, có thể là bỏ bữa.
  • Sa dạ dày: Sa dạ dày là dạ dày không nằm đúng vị trí của nó. Nếu dạ dày co bóp kém có thể làm dạ dày sa xuống thấp tùy cấp độ nặng nhẹ, trường hợp đó có thể gây ra cảm giác “đầy bụng” sau khi ăn, thức ăn tồn lưu rất lâu trong dạ dày, gây cảm giác “ậm ạch”, “nặng bụng”. Biện pháp khắc phục đó là tập đều đặn các cơ bụng.
  • Viêm loét dạ dày: Tình trạng này khá nguy hiểm, nó xuất hiện một hay nhiều các vết viêm, loét trên bề mặt niêm mạc dạ dày làm cho người bệnh đau đớn. Đây là một căn bệnh mạn tính dễ tái phát và có tỉ lệ mắc cao nhất trong các bệnh về đường tiêu hóa. Ở người cao tuổi, khi độ toán ở dịch vị giảm sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) hoạt động gây viêm loét dạ dày.
  • Táo bón: Đây là vấn đề thường gặp nhất ở người cao tuổi, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến đe dọa về tính mạng. Bên cạnh tác động do tuổi tác thì ít vận động cũng là nguyên nhân dẫn đến táo bón, do đó lời khuyên cho bạn là hãy uống đủ nước, duy trì chế độ ăn đủ thành phần lá xanh, ngũ cốc, đồng thời kết hợp tập thể dục để đem lại hiệu quả giảm tình trạng táo bón,
  • Bệnh trĩ: Chức năng co bóp, bài tiết và hấp thu của ruột người cao tuổi yếu dần theo thời gian dễ dẫn đến tình trạng rối loạn trong đại tiện. Trong khi đó trương lực cơ trơn đại tràng, cơ thắt hậu môn và dây chằng bị suy giảm, hệ thống tĩnh mạch hậu môn trực tràng bị suy yếu… làm cho người già rất dễ mắc bệnh trĩ với những đặc điểm trĩ hỗn hợp bao gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại, búi trĩ dễ bị sa xuống, xuất huyết và xơ hóa.
  • Viêm đại tràng mạn tính: Tình trạng này gây ra do các rối loạn tiêu hóa mạn tính tái đi tái lại và kéo dài ít nhất 3 tháng mà không làm thay đổi cấu trúc hay yếu tố sinh hóa của dạ dày. Triệu chứng thường gặp đó là đau bụng âm ỉ, cơn đau thành cơn, đầy bụng, rối loạn đại tiện, có khi táo bón 4 5 ngày…
  • Sỏi mật: từ tuổi 40 túi mật sẽ có dấu hiệu già theo, các cơ ở vách mật kém sức co bóp, gan cũng kém sản xuất mật và lượng mật còn sót lại dễ tạo sỏi.
Các bệnh tiêu hóa thường gặp và cách phòng ngừa hiệu quả
Các bệnh tiêu hóa thường gặp và cách phòng ngừa hiệu quả

Các bệnh tiêu hóa có mối quan hệ và nguyên nhân trực tiếp xuất phát từ chế độ ăn uống hàng ngày. Do đó để phòng tránh cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, lối sống lành mạnh, cũng thư nên tập thể thao, vận động nhẹ nhàng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng Enzyme Tiêu Hóa – Enhanced Super Digestive Enzymes giúp tiêu hóa tốt. Với các thành phần được chọn lọc và chiết xuất tự nhiên Enhanced Super Digestive Enzymes mang lại những lợi ích tuyệt vời cho cơ thể như sau:

  • Hỗ trợ thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Thúc đẩy hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng từ thức ăn.
  • Enhanced Super Digestive Enzymes sản phẩm chức năng tốt cho hệ tiêu hóa
  • Cung cấp ba loại enzyme tiêu hóa cần thiết quan trọng là protease, amylase và lipase tương ứng, các enzyme này hoạt động để hấp thụ protein, carbohydrate và chất béo cực kỳ quan trọng với cơ thể.
  • Sản phẩm được thiết kế để thích ứng với nhiều điều kiện pH dạ dày khác nhau, phù hợp với đa dạng các đối tượng sử dụng.
  • Bao gồm các enzyme dựa trên thực vật, hỗ trợ tiêu hóa protein, chất béo, carbohydrate và các chất dinh dưỡng khác.

Trên thực tế chưa nhiều người hiện nay quan tâm đến bệnh tiêu hóa của cơ thể mình nhiều, nên đã và đang làm gia tăng số lượng người bệnh. Hãy tham khảo ngày bài viết vừa rồi để có thể đảm bảo sức khỏe của bản thân và gia đình luôn ở trạng thái tốt nhất nhé!

Nguồn tham khảo:

  1. Trường đại học Lạc Hồng
  2. suckhoedoisong.vn
Show More

Dược sĩ Siêu

Dược sĩ Siêu với kiến thức chuyên ngành trong lĩnh vực sức khỏe sẽ cung cấp cho các bạn các tin tức chuyên sâu và độ tin cậy cao

Related Articles

Back to top button
15585

BÀI VIẾT NÀY

CÓ ÍCH CHO BẠN?

Cung cấp email để chúng tôi gửi các bài viết hay

và đã được kiểm chứng cho bạn nhé