Trẻ khó ngủ do đâu? Cách chữa trị và phòng ngừa trẻ khó ngủ
Trẻ nhỏ là giai đoạn ngủ nhiều nhất trong cuộc đời, do đó mà những giấc ngủ không sâu, khó ngủ sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là sự phát triển toàn diện của trẻ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng không tốt này, mẹ cần tìm hiểu các thông tin về tình trạng trẻ khó ngủ trong bài viết này để biết cách khắc phục.
Biểu hiện của trẻ khó ngủ
Chu kỳ tự nhiên của cơ thể khi ngủ và khi thức giấc được gọi là nhịp sinh học. Những giấc ngủ được phân định bởi ánh sáng và bóng tối. Trẻ em bắt đầu có những chu kỳ giấc ngủ vào khoảng 6 tuần tuổi và chu kỳ này kéo dài từ 3 đến 6 tháng. Do đó nếu phát hiện con trẻ có các biểu hiện sau thì bạn cần trao đổi với bác sĩ:
- Trẻ sơ sinh liên tục quấy khóc trong đêm, trẻ ngủ không sâu giấc.
- Trẻ có vấn đề về hô hấp.
- Trẻ ngáy khi ngủ, đặc biệt là ngáy lớn.
- Thức giấc bất thường.
- Khó ngủ và không duy trì được giấc ngủ, đặc biệt là trẻ thấy buồn ngủ vào ban ngày.
Nguyên nhân trẻ khó ngủ
Trẻ bị kích thích thần kinh
Đối với trẻ nhỏ thì hệ thần kinh vốn rất yếu và dễ căng thẳng nếu như gặp những tác động bất lợi từ môi trường xung quanh như nhiệt độ phòng, ánh sáng, âm thanh ồn ào, ru ngủ….
Những kích thích này sẽ tác động khiến cho bé trằn trọc khó ngủ, trẻ ngủ không sâu giấc, quấy khóc về đêm. Nếu tình trạng này không được cải thiện và kéo dài, trẻ dễ bị rối loạn giấc ngủ.
Không ngủ đúng giờ
Trẻ em sau sinh thường sẽ ngủ theo nhu cầu tự nhiên, không theo một quy luật nào cả. Nhiều phụ huynh do đó mà không tạo thói quen cho lịch sinh hoạt, đi ngủ của con trẻ, dẫn đến việc trẻ không có thói quen ngủ đúng giờ, đúng giấc.
Ngoài ra nhiều gia đình cha mẹ thường thức khuya khiến trẻ học hỏi và dần phá vỡ quy luật ngủ của trẻ.
Thiếu hụt dưỡng chất
Theo các chuyên gia thì việc cơ thể trẻ thiếu vitamin D, canxi cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ dễ bị mất ngủ. Khi cơ thể trẻ thiếu hụt canxi, không chỉ gây ra hậu quả bị còi xương mà hệ thần kinh trung ương của bé cũng bị ảnh hưởng do các chất truyền dẫn thần kinh bị cản trở kém hoạt động. Từ đó mà giấc ngủ bị gián đoạn, trẻ khó ngủ khi về đêm, khi ngủ có thể ra mồ hôi và rụng tóc sau gáy.
Trẻ có bệnh về đường hô hấp
Những trẻ thường xuyên mắc các bệnh về đường hô hấp như ho, sổ mũi dẫn đến hiện tượng thở khè, cổ họng nhiều đờm gây tắc nghẽn đường thở làm trẻ khó chịu, quấy khóc về đêm.
Ngoài ra thì một số trẻ còn ngáy khi ngủ khiến cho cổ họng rung tạo tiếng ồn, đó là dấu hiệu đường thở bị tắc nghẽn. Những trường hợp này trẻ cũng thường ngủ không được sâu giấc.
Trẻ khó ngủ do căng thẳng tâm lý
Khi trẻ phải sống trong môi trường giai đình không được hạnh phúc, thường xuyên bị mắng, nạt cũng dẫn đến trẻ gặp phải mộng du về đêm hoặc bóng đè. Dấu hiệu của mộng du là trẻ vừa ngủ vừa cười hoặc khóc, sáng dậy không nhớ chuyện gì xảy ra, hoặc tình trạng bóng đè khiến trẻ hét lên vì thấy đau đớn, cơ thể muốn cử động nhưng không theo ý muốn được.
Trẻ khó ngủ phải làm sao?
Tạo không gian ngủ cho trẻ thích hợp
Cha mẹ cần phải thiết kế phòng ngủ thoáng đãng, dễ chịu với chăn ga, gối đệm sạch sẽ tạo giấc ngủ ngon cho trẻ, ngoài ra thì bạn cần phải đảm bảo không gian phòng có đủ ánh sáng cho trẻ, không có âm thanh làm ồn, nhiệt độ vừa phải và quan trọng hơn hết là cho trẻ mặc đồ dễ chịu, giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn.
Định giờ ngủ cho trẻ
Điều này đóng vai trò rất quan trọng trong việc khắc phục tình trạng trẻ khó ngủ. Bố mẹ nên rèn luyện thói quen đi ngủ đúng giờ và nghiêm chỉnh mỗi đêm, không nên cho trẻ ăn đêm nhiều, điều này sẽ tạo thói quen xấu trẻ bị thức dậy giữa đêm. Bạn nên thực hiện thói quen này từ sớm, khi mà trẻ chưa được 1 tuổi để vừa tạo cho trẻ những thói quen tốt, vừa giúp ba mẹ có nhiều thời gian để làm việc khác hơn. Ngoài ra hãy giúp con ngủ sâu giấc bằng cách tắm bằng nước ấm hoặc hát ru cho trẻ.
Về khẩu phần dinh dưỡng của trẻ
Về chế độ ăn uống thì trẻ cần phải được bổ sung những khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể để cản trở chứng mất ngủ. Đặc biệt là những thực phẩm giàu chất canxi. Bố mẹ cần chọn những thực phẩm tươi, ngũ cốc, thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Ngoài ra hãy hạn chế cho trẻ dùng thức ăn nhanh, các sản thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn vặt.
Đối với những trẻ khó ngủ vì bệnh lý thì cần đưa trẻ đi khám để có phương pháp điều trị tốt nhất. Các bệnh về đường hô hấp ở trẻ thì bố mẹ cần vệ sinh mũi họng cho trẻ hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý nhằm đảm bảo sạch dịch, giúp trẻ dễ thở và ngủ sâu giấc hơn.
Với những chia sẻ về dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị cho trẻ khó ngủ vừa rồi, hy vọng ba mẹ sẽ chú ý nhiều hơn đến giấc ngủ của trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.