Bệnh viêm đại tràng là gì và các dấu hiệu nhận biết sớm
Viêm đại tràng là căn bệnh phổ biến ở nước ta, rất khó để điều trị dứt điểm. Người bệnh thường xuyên bị đau đại tràng và những cơn rối loạn tiêu hóa làm phiền, đã vậy còn thường trực nỗi lo ung thư đại tràng. Vậy nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng là gì? Triệu chứng nhận biết cũng như phương pháp điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin cần thiết về căn bệnh này.
Bệnh viêm đại tràng là gì?
Đại tràng là bộ phần ở cuối của đường ống tiêu hóa trong cơ thể con người. Đại tràng có chức năng hấp thụ nước từ muối khoáng và thức ăn, cùng với sự phân hủy của các vi khuẩn giúp tạo bã thức ăn thành phân. Sau đó đại tràng sẽ co bóp và bài tiết phân phần trực tràng.
Viêm đại tràng chính là tình trạng viêm lớp lót bên trong ruột già khiến các chức năng đại tràng bị rối loạn. Hầu hết các bệnh nhân hiện nay đều không nhận thức được những mức độ nguy hiểm khi mắc bệnh viêm đại tràng này. Bệnh không chỉ có hệ quả xấu đến việc sinh hoạt và ăn uống của người bệnh mà còn ẩn chứa nhiều biến chứng khó lường. Một khi lớp niêm mạc đại tràng này bị tổn thương quá sâu thì bệnh có thể chuyển sang dạng bệnh mãn tính, các tính, gây ra việc giãn đại tràng, thủng hoặc thậm chí là ung thư đại tràng.
Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng
Một số nguyên nhân điển hình gây ra căn bệnh viêm đại tràng như:
- Nhiễm trùng: Khi vi khuẩn tấn công làm ruột kết bị nhiễm trùng, gây ra tình trạng tiêu chảy và mấy nước nghiêm trọng. Việc người bệnh viêm đại tràng sử dụng các loại kháng sinh để tiêu diệt đi loại vi khuẩn này còn vô tình gây ra thêm những tình trạng loạn khuẩn ruột và dần hình thành vết loét ở đại tràng.
- Thiếu máu cục bộ: Khi động mạch máu cung cấp máu cho đại tràng bị hẹp xoắn ruột, xơ vữa động mạch, thoát vị… sẽ khiến cho một phần đại tràng bị kẹt bên trong điểm yếu của thành bụng, gây thiếu máu và tạo ổ viêm.
- Nguyên nhân do bệnh lý: Viêm đại tràng vi thể và viêm ruột có thể coi là 2 loại bệnh nguy hiểm gây ra tình trạng viêm đại tràng.
- Thực phẩm cũng là nguyên nhân gây viêm đại tràng. Những thực phẩm chứa nhiều chất bảo vệ thực vật, đồ tanh, sống, chất bảo quản, uống nhiều rượu bia cũng là nguyên nhân khiến các lớp niêm mạc đại tràng bị phá hủy một cách trầm trọng.
- Nguyên nhân gây viêm đại tràng do lạm dụng thuốc kháng sinh. Việc này có thể tiêu diệt hết lợi khuẩn, làm suy giảm đi hệ miễn dịch và gây ra viêm.
Các triệu chứng viêm đại tràng thường gặp
Có 2 triệu chứng mà người bệnh hay gặp
Viêm đại tràng cấp tính
- Đau bụng: Đây là một trong những biểu hiện điển hình. Cơn đau có thể là quặn thắt bụng dưới hoặc đau dọc theo khung đại tràng, căng tức bụng, cứng bụng, đầy hơi…
- Tiêu chảy: Người viêm đại tràng cấp tính sẽ thường xuyên đi cầu nhiều lần trong một ngày, thậm chí cả chục lần trong ngày. Phân nát hoặc toàn nước, đôi khi có thể lẫn máu. Đi xong không cảm thấy thoải mái mà vẫn còn muốn đi tiếp, các triệu chứng này sẽ càng rõ ràng hơn khi ăn đồ ăn lạ, thực phẩm cay nóng, hải sản, đồ sống, tái…
- Chán ăn: Người bị viêm đại tràng luôn trong tình trạng mệt mỏi và ăn không ngon miệng, trí nhớ giảm và không muốn làm việc, vui chơi, đôi khi còn sốt nhẹ.
Viêm đại tràng mãn tính
- Đau bụng kéo dài: Người bệnh mãn tính thường bị đau bụng âm ỉ dọc theo khung đại tràng và hai hố chậu. Có thể đau quặn nhiều lần hoặc đau âm ỉ, cảm giác dễ chịu sau khi đi tiêu.
- Đại tiện bất thường: Người bị bệnh thường đi ngoài nhiều lần trong ngày, có thể táo bón hoặc bị tiêu chảy. Phân đa dạng, có thể lỏng nát, không thành khuông, kèm chất nhầy, có mùi hôi tanh, thậm chí là máu. Có những bệnh nhân vừa bị táo bón vừa xen kẽ tiêu chảy, cảm giác không được thoải mái khi đi đại tiện.
- Cơ thể suy nhược, mệt mỏi: Viêm đại tràng mãn tính có ảnh hưởng trực tiếp quá trình tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng của cơ thể nên người bệnh sẽ có những biểu hiện mệt mỏi, người gầy sút, hốc hác, cáu gắt và chán ăn.
- Khi thực hiện các xét nghiệm phân sẽ thấy hồng cầu, tế bào biểu mô ruột, ký sinh trùng, lỵ amip, nấm…. Khi nội soi trực tràng sẽ thấy được các vết viêm loét được phủ lớp nhầy trắng, ổ áp xe nhỏ, vết sẹo xen kẽ các tổn thương đang hoạt đồng ở thành niêm mạc.
Để hạn chế tình trạng bệnh cần phải xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, người bệnh cần kiêng kỵ các thực phẩm không lành mạnh như đồ ăn tanh, sống, nhiều dầu mỡ… vì chúng vừa gây nguy hiểm cho các vết loét, vừa tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại phát triển nhanh chóng, làm mấy cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Nguồn tham khảo:
laodong.vn
vinmec.com