Rối loạn giấc ngủ là gì? Cách điều trị rối loạn giấc ngủ
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đến việc phục hồi và tái tạo năng lượng cho cơ thể con người. Tuy nhiên khi giấc ngủ rơi vào tình trạng không được ổn định hay còn gọi là rối loạn giấc ngủ sẽ rất nguy hiểm vì nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật, gây cản trở hoạt động bình thường của thể chất và tạo cảm xúc tiêu cực cho chúng ta. Vậy rối loạn giấc ngủ là gì?
Rối loạn giấc ngủ là bệnh gì?
Rối loạn giấc ngủ được xem là tình trạng rối loạn sức khỏe về giấc ngủ ở con người, kể cả động vật. Rối loạn giấc ngủ gây cản trở đến các hoạt động bình thường về thể chất, tinh thần, chức năng xã hội và cảm xúc của cơ thể. Ác mộng có thể coi là biểu hiện của rối loạn giấc ngủ, ác mộng liên quan đến những nguy hiểm tự nhiên khiến bạn sợ hãi trong giấc mơ hoặc cũng có thể là những đau khổ hay cảm xúc tiêu cực.
Triệu chứng của rối loạn giấc ngủ
Gặp ác mộng là triệu chứng điển hình của rối loạn giấc ngủ, nó xảy ra trong giai đoạn mắt di chuyển nhanh của giấc ngủ. Khi bản tỉnh giấc, bạn có thể nhớ hết được những chi tiết của cơn ác mộng khá rõ ràng. Những triệu chứng thường gặp như sau:
- Bạn cảm thấy giấc mơ rất thật và rất đáng sợ.
- Mơ thấy những mối nguy hiểm khiến bạn bị đe dọa.
- Giấc mơ khiến bạn tỉnh giấc và ngăn không cho bạn tiếp tục ngủ nữa.
- Khi thức giấc bạn cảm thấy lo âu, sợ hãi, giận dữ, xấu hổ, căm thù… đầy ắp những cảm xúc tiêu cực.
- Cơ thể bạn vã mồ hôi hoặc tim đập nhanh nhưng không thể ra khỏi giường.
- Bạn có thể suy nghĩ tỉnh táo và nhớ rõ các chi tiết cụ thể của giấc mơ.
- Giấc mơ xảy ra gần cuối của giấc ngủ.
Rối loạn giấc ngủ có thể dẫn đến khả năng mất tập trung trong cuộc sống, học tập, công việc… bệnh cũng ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi của bạn trong cuộc sống hàng ngày.
Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ
Có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ, bao gồm:
- Stress: Có thể do áp lực học tập và công việc, nhưng bệnh có thể nặng hơn khi bạn đang phải đối mặt với những thay đổi lớn trong cuộc đời.
- Chấn thương: Ác mộng thường xảy nhất vào thời điểm sau tai nạn, các chấn thương hoặc các tổn thương khác. Ác mộng là triệu chứng nổi bật của rối loạn căng thẳng sau chấn thương gây ra.
- Thiếu ngủ: Nếu cơ thể bạn không được ngủ đủ giấc, bạn có thể gặp phải những cơn ác mộng tồi tệ hơn.
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn bao gồm một vài loại giảm trầm cảm, phong bế beta, điều trị huyết áp, điều trị hội chứng Parkinson, thuốc hỗ trợ cai thuốc lá…
- Sách hoặc phim kinh dị: Việc đọc các loại sách hoặc xem phim kinh dị, đặc biệt là trước khi đi ngủ cũng có khả năng gây ra rối loạn giấc ngủ.
- Một số nguyên nhân khác như rối loạn sức khỏe tâm lý cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ và có thể gây ác mộng kéo dài.
Phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ
Phần lớn các trường hợp rối loạn giấc ngủ sẽ được các chuyên gia điều trị khỏi bệnh, một số phương pháp để điều trị bệnh này bao gồm:
- Hướng dẫn y học: Sử dụng liệu pháp giúp xác định suy nghĩ và cảm xúc để chỉ ra nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ.
- Hệ thống desensitization: Phương pháp này sẽ giúp mặt bạn phản ánh cảm xúc một cách dễ dàng hơn.
- Kiểm soát căng thẳng: Kiểm soát căng thẳng trong cuộc sống dễ dàng hơn bằng liệu pháp thư giãn có thể giúp bạn giảm những cơn ác mộng.
Sử dụng Melatonin IR/XR – Hỗ trợ giấc ngủ ngon, không thức giấc giữa đêm: Đây là cách đơn giản mà điều trị hiệu quả về rối loạn giấc ngủ ở người bệnh. Ngoài ra Melatonin IR / XR còn là chất bổ sung hỗ trợ giấc ngủ hoàn hảo cho những người đã thử Melatonin nhưng vẫn khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc.
Thói quen sinh hoạt lành mạnh làm giảm nguy cơ rối loạn giấc ngủ
Những thói quen sinh hoạt hàng ngày của bạn đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa lẫn điều trị căn bệnh rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là rối loạn giấc ngủ ở người trẻ. Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng này bằng các biện pháp sau:
- Tạo sự thoải mái: Ngủ bên cạnh ai đó có thể khiến bạn an tâm hoặc tìm kiếm cách thư giãn tinh thần trước khi đi ngủ.
- Nói về những giấc mơ tươi đẹp.
- Kiểm soát căng thẳng trong ngày.
- Tưởng tượng ra một cái kết khác cho cơn ác mộng mà bạn đã gặp phải.
- Tạo sự an toàn: Bạn có thể để đèn phòng sáng hoặc mở cửa có thể giúp bạn không gặp phải các cơn ác mộng.
Rối loạn giấc ngủ lâu dài sẽ gây cản trở đến các hoạt động bình thường của sức khỏe. Do đó cần tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa để đảm bảo cơ thể luôn có được một giấc ngủ ngon và lành mạnh.