Công Dụng Của Vitamin B12 Và Cách Bổ Sung
Vitamin B12 được xem là nguồn năng lượng cho mọi hoạt động trên cơ thể, tuy nhiên chúng là một hợp chất hữu cơ mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Chính vì cơ thể không thể tự tổng hợp được nên rất dễ rơi vào trường hợp thiếu hụt. Sự thiếu hụt này không chỉ làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe mà còn gây ra các triệu chứng vô cùng khó chịu như mệt mỏi, yếu cơ, khó thở, tê bì, hay quên,…Theo thống kê thì sự thiếu hụt vitamin b12 là một trong những sự thiếu hụt dinh dưỡng phổ biến nhất. Để giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn giá trị của loại vitamin này, Vitasu xin chia sẻ một số công dụng của vitamin b12 và cách bổ sung để bạn có thể chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện nhất.
Trước khi đi vào vấn đề chính, VitaSu muốn chia sẻ một số triệu chứng báo hiệu cơ thể đang thiếu vitamin b12 để bạn đọc có thể dễ hình dung hơn. Sau đây là những triệu chứng:
- Suy nhược, chóng mặt và mệt mỏi.
- Tim đập nhanh và khó thở.
- Tổn thương thần kinh và tê bì chân tay.
- Da tái nhợt hoặc vàng da.
- Sưng và viêm lưỡi
- Hay gặp vấn đề về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, chán ăn.
- Giảm thị lực.
- Trầm cảm, thay đổi thái độ.
Và giờ thì cùng VitaSU tìm hiểu về vai trò của loại vitamin này nhé!
1. Công dụng của vitamin b12
- Vitamin b12 giúp duy trì năng lượng: Loại vitamin này có lợi cho sự trao đổi chất của cơ thể, cụ thể là sự chuyển đổi carbohydrate trong thực phẩm thành glucose. Mà glucose được cơ thể sử dụng và tạo ra năng lượng. Và đây cũng chính là lý do khiến cơ thể người bị thiếu hụt vitamin b12 rơi vào trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống.
- Vitamin b12 làm giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa thần kinh và ngăn ngừa mất trí nhớ: Vitamin b12 làm được điều này là do nó tham gia vào quá trình truyền tín hiệu và bảo vệ các tế bào thần kinh, bao gồm bệnh Alzheimer và chứng mất trí.
- Cải thiện tâm trạng và trầm cảm hiệu quả nhờ bổ sung vitamin B12: Đây là lợi ích của vitamin b12 được nghiên cứu nhiều nhất. Được biết, loại vitamin này cùng với folate là yếu tố quyết định chính của quá trình chuyển hóa và tổng hợp SAM (SAM đóng vai trò rất quan trọng trong chức năng thần kinh, nó giúp đối phó với căng thẳng và điều chỉnh tâm trạng).
- Vitamin B12 giúp duy trì sức khỏe tim mạch: Homocysteine cao là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý về tim mạch. Nồng độ Homocysteine trong máu bị ảnh hưởng bởi nồng độ vitamin nhóm b, trong đó có vitamin b12. Nếu bạn có đủ vitamin b12, nó sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh tim như nhồi máu cơ tim bằng cách hạ thấp mức homocysteine trong máu. Ngoài ra, loại vitamin này còn giúp kiểm soát tốt cholesterol và bệnh tăng huyết áp.
- Hỗ trợ tiêu hóa tốt:Là một trong những loại vitamin có tham gia vào quá trình sản xuất enzyme tiêu hóa.
- Vitamin B12 giúp tạo ra hồng cầu và ngăn ngừa thiếu máu: Vitamin B12 có vai trò trong quá trình tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Nó giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu ác tính, một căn bệnh làm mệt mỏi và suy nhược mạn tính.
Qua những chia sẻ trên, ta thấy rằng, vitamin b12 đóng vai trò vô cùng quan trọng việc duy trì mọi hoạt động của cơ thể từ tâm trạng cho tới tiêu hóa. Do đó, việc bổ sung dưỡng chất này là điều vô cũng cần thiết. Và đâu là cách bổ sung?
2. Bạn có thể bổ sung vitamin b12 từ các loại thực phẩm sau đây:
Note: Tuy tốt cho sức khỏe nhưng bạn nên biết khi nào, và ai cần bổ sung vitamin B12. Ở bài viết trước VitaSU đã có chia sẻ về thông tin này, bạn có thể tham khảo thêm Tại Đây.
- Ngao: Là một trong những loại thực phẩm rất được khuyến khích sử dụng để bổ sung vitamin b12. Với 75g ngao bạn có thể nhận được 74,2 mcg vitamin b12. Ngoài vitamin b12 thì còn là nguồn chất chống oxy hóa.
- Gan động vật (gan bò, bê,cừu) rất giàu vitamin b12: 100 gram cừu có thể cung cấp khoảng 1.500% RDI vitamin B12, 1.300% RDI vitamin b12 có trong gan bò và bê. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, gan là cơ quan giải độc và trao đổi chất nên nguy cơ tích tụ chất cặn và cholesterol là rất cao. Nếu bạn muốn dùng loại thực phẩm này để cung cấp vitamin b12 cho cơ thể thì chỉ nên ăn hai lần/tuần, mỗi lần khoảng 50 -100 gram.
- Cá (cá mòi, cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá trích) cũng là nguồn vitamin b12 lý tưởng: Ngoài vitamin b12 thì cá còn là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời (protein, vitamin, khoáng chất,…). Cụ thể: cá mòi (6,7 mcg B12), cá thu (12,mcg), cá ngừ (8,2 mcg), cá hồi (5,6 mcg).
- Trứng ngỗng, vịt, gà: Trong các loại trứng thì trứng ngỗng là loại có lượng vitamin b12 cao nhất, 1 quả tương đương với 7,3 mcg vitamin B12. Kế tiếp và trứng vịt, một quả trứng vịt chứa khoảng 3,8 mcg. Và cuối cùng là trứng gà, vitamin b12 trong loại trứng này khá thấp, chỉ chứa khoảng 0,6 mcg b12.
- Ngũ cốc: Đây có lẽ là nguồn vitamin b12 lý tưởng nhất cho người ăn chay trường. Trung bình một cốc (240ml) ngũ cốc có chứa khoảng 4,8 mcg vitamin b12.
Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin b12 bằng những thực phẩm này chỉ có tác dụng tương đối, không đủ để giải quyết được vấn đề nếu bạn là người ăn chay, người trên 50 tuổi, người uống rượu thường xuyên, người dùng thuốc chống trào ngược dạ dày, người mắc bệnh tiểu đường,… vì những trường hợp này đều gặp vấn đề lớn trong việc tiêu thụ và hấp thu vitamin b12 từ thức ăn.
Lúc này, bạn cần một giải pháp bổ sung toàn diện và tối ưu hơn. Điển hình cho dòng sản phẩm này là BioActive Folate & Vitamin B12 – viên uống bổ sung vitamin b12.
Các viên nang BioActive Folate & Vitamin B12 chứa những dạng folate có hoạt tính sinh học (5-methyltetrahydrofolate) và vitamin B12 (methylcobalamin). Folate và Vitamin B12 có trong sản phẩm này sẽ tương trợ nhau, giúp hỗ trợ tối đa quá trình tạo máu và duy trì sức khỏe mạnh.
- Bổ sung đầy đủ vitamin b12 cho cơ thể.
- Có vai trò chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cơ thể.
- Góp phần cho sự hình thành và tăng trưởng hồng cầu.
Xem thêm: