Sức khỏe nam giới/ nữ giớiVấn Đề Sức KhỏeXương Khớp - Gút

Loãng Xương Ở Phụ Nữ Mãn Kinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa

Mãn kinh được coi là giai đoạn 3 về sự phát triển sinh lý ở người phụ nữ, lúc này buồng trứng sản xuất hoocmon estrogen ít hơn, nội tiết tố nữ giảm đi. Bước vào thời kỳ này, hầu hết họ đều trải qua những khó chịu cả về thể chất lẫn tinh thần, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống.  Đồng thời, mãn kinh cũng là thời kỳ làm phát sinh nhiều loại bệnh tật, đặc biệt là bệnh loãng xương. Cùng Vitasu tìm hiểu về bệnh loãng xương ở phụ nữ thời mãn kinh góp phần bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của chị em ở cái tuổi “bóng xế chiều”.

1. Tìm hiểu về thời kỳ mãn kinh và bệnh loãng xương

  • Mãn kinh là gì?

Mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp lần thứ hai trong đời sống sinh dục của phụ nữ (lần thứ nhất diễn ra ở tuổi dậy thì) xảy ra do sự suy giảm chức năng buồng trứng, dần dần buồng trứng ngừng hoạt động và ngưng tiết các nội tiết tố nữ, dẫn đến việc ngưng hành kinh mỗi tháng và chấm dứt khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Từ 30 tuổi trở lên, trong cơ thể bắt đầu suy giảm lượng hormon nữ là Estrogen. Đến giai đoạn tiền mãn kinh (45-50 tuổi) buồng trứng bắt đầu suy giảm và mất cân bằng các nội tiết tố (Estrogen và Progesteron), dẫn đến kinh nguyệt không đều, kéo dài, dây dưa. Đến độ tuổi mãn kinh thật sự (50-55 tuổi) buồng trứng ngưng hẳn hoạt động và ngưng tiết nội tiết tố nữ, lượng hormon sụt giảm nhanh dẫn đến tình trạng thiếu hụt hormon gây ra một số bệnh lý kèm theo.

Loang-Xuong-La-Gi

  • Bệnh loãng xương là gì?

Loãng xương là bệnh lý của hệ thống xương làm giảm tỷ trọng khoáng chất của xương kết hợp với sự hư biến cấu trúc của xương làm cho xương mỏng rất dễ gãy, dù vận động nhẹ nhàng, thậm chí có thể gãy tự nhiên mà không do chấn thương. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi, nhất là nữ giới sau mãn kinh và nguyên nhân của nhiều bệnh lý về xương như: thoái hóa xương, gãy xương, biến dạng xương,…

2. Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ mắc bệnh loãng xương?

Nguyen-Nhan-Dan-Den-Loang-Xuong-O-Phu-Nu-Man-Kinh

Như nói ở trên, sau mãn kinh, estrogen bị thiếu một cách đột ngột do buồng trứng giảm, ngưng sản xuất, tốc độ mất xương diễn ra nhanh. Bên cạnh đó, tình trạng giảm hormon cận giáp, tăng tiết canxi qua thận và giảm hấp thu canxi ở ruột làm giảm nồng độ canxi trong máu. Khi nồng độ canxi trong máu giảm xuống, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách “vay canxi” trong xương để đưa vào máu để lập lại cân bằng canxi máu nhằm đảm bảo các hoạt động sinh lý của cơ thể. Cứ như vậy, khoảng trống thiếu hụt canxi trong xương càng ngày càng lớn, dẫn đến tình trạng hủy xương nhiều hơn tạo xương và cuối cùng là loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh.

3. Những triệu chứng của bệnh loãng xương của người mãn kinh

Trieu-Chung-Loang-Xuong-O-Phu-man-kinh

Những biểu hiện của bệnh loãng xương ở người mãn kinh thường khá muộn. Những dấu hiệu đầu tiên thường là:

  • Đau cột sống: Bệnh nhân có thể cảm nhận được tiếng rắc kèm theo cơn đau nhức ở cột sống khi vận động. Chỉ khi nghỉ ngơi mới thấy đỡ đau.
  • Biến dạng cuộc sống: Khi bệnh tiến triển một thời gian dài có thể gây ra các biến dạng cột sống như giảm chiều cao, cong vẹo cuộc sống, xẹp đốt sống,…
  • Gãy xương: Là một trong những biến chứng nghiêm trọng do loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh.

4. Phòng bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh như thế nào?

Phong-Ngua-Loang-Xuong-O-Phu-Nu-Man-Kinh

Điều trị và phòng bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh gồm những biện pháp như:

  • Khám sức khỏe định kỳ để phát triển sớm: Việc phát hiện sớm bệnh loãng xương nhằm ngăn ngừa và điều trị kịp thời nhằm giảm tỷ lệ xương và nâng cao chất lượng cuộc sống.
  • Cần một chế độ ăn hợp lý: Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp sẽ giúp cho phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh phòng tránh được các nguy cơ về loãng xương. Một số thực phẩm giàu canxi cần chú trọng trong bữa ăn hàng ngày như tôm, cua, trứng, sữa,… mỗi ngày nên uống ¼ lít sữa tươi hoặc 2 hộp sữa chua.
  • Lối sống lành mạnh là điều thiết yếu giúp xương khỏe mạnh: Sinh hoạt năng động, siêng năng tập thể dục, phơi nắng mỗi sáng,… nên tránh những công việc ngồi, đứng quá lâu hoặc những công việc khuân vác nặng nhọc quá sức.

Thực ra, đề phòng loãng xương ở tuổi sau mãn kinh bạn phải chú ý tới chế độ ăn và luyện tập từ khi còn trẻ.

>> Xem Thêm: Vai Trò Vitamin Và Chất Khoáng Trong Các Bệnh Liên Quan Đến Xương Khớp?

Ngoài chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý thì việc bổ sung thêm một số loại thực phẩm chức năng bổ sung canxi để cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của xương, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp.

bone-restore

Bone Restore là một công thức sức khỏe toàn diện cho xương, chứa 3 nguồn canxi dễ hấp thụ (dicalcium malate, fructobat canxi và chelate canxi bisglycinate) cùng vitamin K2 và vitamin D3. Được xây dựng dựa trên nghiên cứu lâm sàng, Bone Restore cung cấp một công thức bổ sung và hỗ trợ, tối ưu hóa sự hấp thu canxi. Ngoài ra, bổ sung Bone Restore hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa loãng xương trong cuộc sống sau này, đặc biệt là phụ nữ mãn kinh . Bone Restore đặc biệt có lợi cho những người có nhu cầu canxi cao như trẻ em, người lớn, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

Với công thức vừa bổ sung vừa hỗ trợ hấp thu, Bone Restore phóng thích hoàn toàn Canxi trong đường tiêu hóa vào trong cơ thể (có thể đi vào xương, răng hoặc máu). Hiện nay rất ít sản phẩm trên thị trường có công thức tương tự như vậy.

PHÒNG NGỪA LOÃNG XƯƠNG SAU MÃN KINH VỚI BONE RESTORE

[Nguồn Tài Liệu Tham Khảo]

  • https://tuoitre.vn/loang-xuong-o-phu-nu-man-kinh-20190125151709878.htm
  • https://www.tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/suc-khoe-tien-man-kinh-man-kinh/phong-ngua-loang-xuong-sau-man-kinh/
Show More

Related Articles

Back to top button
15585

BÀI VIẾT NÀY

CÓ ÍCH CHO BẠN?

Cung cấp email để chúng tôi gửi các bài viết hay

và đã được kiểm chứng cho bạn nhé