CanxiDưỡng Chất KhácXương Khớp - Gút

Nguyên Nhân – Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Loãng Xương

Loãng xương (LX) là tình trạng rối loạn chuyển hoá của bộ xương làm giảm sức mạnh của xương từ đó làm tăng nguy cơ gãy xương. Sức mạnh của xương ở đây được phản ánh thông qua hai yếu tố: khối lượng xương và chất lượng xương. Bệnh thường diễn biến âm thầm và chỉ được phát hiện khi gặp các biến chứng. Do đó việc tìm hiểu và nhận biết nguyên nhân và triệu chứng của bệnh loãng xương sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc điều trị loãng xương.

1. Nguyên nhân dẫn đến loãng xương

Trieu Chung Cua Benh Loang Xuong

Có rất nhiều nguyên nhân gây loãng xương, các nguyên nhân này thường được chia làm hai nhóm:  Loãng xương nguyên phát và Loãng xương thứ phát do. Cụ thể:

  • Loãng xương nguyên phát là do quá trình lão hoá gây nên sự mất cân bằng giữa huỷ xương và tạo xương. Loãng xương nguyên phát bao gồm loãng xương do tuổi giàloãng xương sau mãn kinh. Ở bài viết trước, VitaSU đã có chia sẻ về nguyên nhân này, bạn có thể đọc thêm Tại Đây.

Loãng xương do tuổi tác

Là LX liên quan tới tuổi và tình trạng mất cân bằng tạo xương. Loại LX này xuất hiện ở cả 2 giới nam và nữ, độ tuổi khoảng trên 70. Đặc điểm của loại LX này là mất chất khoáng toàn thể cả ở xương xốp (xương bó) và xương đặc (xương vỏ). Thường là bệnh nhân hay bị gãy cổ xương đùi. Cơ chế gây LX là do tình trạng giảm hấp thu calci, giảm chức năng tạo cốt bào dẫn tới cường cận giáp thứ phát.

Loãng xương sau mãn kinh

Nguyên nhân là do giảm nội tiết tố oestrogen, ngoài ra còn có sự giảm tiết hormon tuyến cận giáp trạng, tăng thải calci niệu, suy giảm hoạt động của enzym 25-OH-vitamin D1-hydroxylase. Thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 50 – 55, đã mãn kinh. Tổn thương chủ yếu là mất chất khoáng ở xương xốp, biểu hiện là sự lún của các đốt sống hoặc gãy xương Pouteau-Colles.

  • Loãng xương thứ phát là loại loãng xương liên quan đến một số bệnh lý mãn tính  và sử dụng một số loại thuốc.

  • Bệnh nội tiết: cường giáp, đái tháo đường, bệnh to đầu chi…
  • Bệnh tiêu hoá: cắt dạ dày, thiếu dinh dưỡng, bệnh gan mạn tính
  • Bệnh khớp: viêm khớp dạng thấp, bệnh lý cuộc sống,..
  • Bệnh ung thư: kahler,…
  • Bệnh di truyền: bệnh nhiễm sắc tố sắt,..
  • Những trường hợp sử dụng thuốc: corticoid, heparin, dùng lợi tiểu kéo dài…

2. Triệu chứng của bệnh loãng xương

Nguyen Nhan Dan Den Loang Xuong

Như chia sẻ ở phần đầu bài viết, loãng xương là căn bệnh có diễn biến rất âm thầm và không có triệu chứng gì đặc biệt và người bệnh chỉ biết mình bị loãng xương khi đã gặp các biến chứng như xẹp xương, gãy xương. 

Tuy khó nhận biết nhưng bệnh loãng xương cũng có một số biểu hiện thường gặp như:

  • Đau xương cột sống: Bệnh nhân có thể cảm nhận được tiếng rắc kèm theo cơn đau nhức ở cột sống và lang sang một hoặc hai bên mạn sườn khi vận động. Khi thay đổi tư thế nằm có thể gây đau, giật cơ.
  • Đau nhức các đầu xương, mỏi dọc các xương dài, cảm giác châm chích toàn thân, khi về đêm cường độ đau tăng, nghỉ ngơi không hết.
  • Cảm giác lạnh, hay bị chuột rút ở các cơ, ra mồ hôi, ớn lạnh.
  • Biến dạng cuộc sống: Khi bệnh tiến triển một thời gian dài có thể gây ra các biến dạng cột sống như giảm chiều cao, cong vẹo cuộc sống, xẹp đốt sống,…

3. Cách đề phòng và điều trị bệnh loãng xương

Nguyen Nhan Dan Den Loang Xuong

Điều trị loãng xương rất khó khăn và phức tạp, mất nhiều thời gian và tốn kém. Vì vậy, tốt nhất mỗi người cần chú ý phòng ngừa loãng xương bằng cách duy trì chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý, bổ sung nhiều thức ăn giàu canxi, thường xuyên vận động ngoài trời để tạo tiền vitamin D, giúp hấp thu canxi tốt hơn. Bên cạnh đó, cần tránh thói quen có hại cho xương như hút thuốc lá, uống rượu bia; trong chế độ sinh hoạt hằng ngày nên tránh những tư thế có hại cho xương vào cột sống.

Bạn có thể đọc thêm bài viết phòng ngừa và điều trị loãng xương mà VitaSU đã chia sẻ trước đó để có thể bảo vệ xương chắc khỏe từ sâu bên trong. 

Ngoài chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý thì việc bổ sung thêm một số loại thực phẩm chức năng bổ sung canxi để cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của xương, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Và Bone Restore là một ví dụ điển hình được giới chuyên gia khuyến khích sử dụng.  Sản phẩm bổ sung canxi và vitamin K1 giúp xương chắc khỏe từ sâu bên trong.

bone-restore-vitamin-k2

Sản phẩm chứa 3 nguồn Canxi dễ hấp thụ (dicalcium malate, fructobat canxi và chelate canxi bisglycinate) cùng hơn 1000 IU vitamin D3 và 200 mcg Vitamin K2 trong một lần sử dụng, Bone Restore mang lại sức khỏe toàn diện cho sự phát triển của xương.

Ngoài bộ ba Canxi, Vitamin D3, Vitamin K2, thực phẩm chức năng bổ sung Canxi Bone Restore còn cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của xương, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về xương như là Magie, Boron, Kẽm, Mangan Silicon,… Bone Restore mang lại tác dụng hữu ích cho người loãng xương hoặc có nguy cơ loãng xương, hoặc bất cứ người nào không đáp ứng đủ lượng Canxi mỗi ngày.

PHÒNG NGỪA LOÃNG XƯƠNG AN TOÀN HIỆU QUẢ VỚI BONE RESTORE

Xem Thêm:

Show More

Related Articles

Back to top button
15585

BÀI VIẾT NÀY

CÓ ÍCH CHO BẠN?

Cung cấp email để chúng tôi gửi các bài viết hay

và đã được kiểm chứng cho bạn nhé